ƯU ĐÃI HẤP DẪN - DỊCH VỤ THUÊ VĂN PHÒNG

Đến với  dịch vụ cho thuê văn phòng tại TTTM Catbi Plaza, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm không gian làm việc chuyên nghiêp. Diện tích các khu vực trong tòa nhà phù hợp với đa dạng loại hình hoạt động của công ty khác nhau, từ mới khởi nghiệp cho đến thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường.  Với chương trình giá ưu đãi và cơ chế hỗ trợ tốt nhất tại Hải Phòng. Chương trình diễn ra trong thời gian từ 1/7/2023 đến 31/12/2023.

 

....................................................................................

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CATBIPLAZA

 

         Hệ thống văn phòng hiện đại cùng cơ sở hạ tầng tiện ích từ tầng 7 đến tầng 21 với giá thuê chỉ từ 153.000 đ/m2/tháng.  Văn phòng cho thuê với nhiều diện tích đa dạng 25m2- 100m2- 1.000 m2… phù hợp cho từng quy mô doanh nghiệp từ 10 – 100 người.  CatBi Plaza là toà nhà tiên phong cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại Hải Phòng. Với thiết kế sang trọng thuộc vị trí đắc địa của thành phố  từ toà nhà CatBi Plaza bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ thành phố giúp cho không gian làm việc trở lên sống động.

         Ngoài hệ thống văn phòng toà nhà trung tâm thương mại tại tầng 4 với diện tích 3.000m2 được trang bị 03 thang máy riêng biệt với tải trọng 1000kg -1350kg tốc độ 2mn/s, hệ thống PCCC tự động, hệ thống điều hòa trung tâm, hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, hệ thống điện nước đầy đủ cùng các tiện nghi khác… làm nhà hàng, tiệc cưới, tổ chức sự kiện hoặc loại hình kinh doanh phù hợp khác.

Hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố: Rộng mở nhiều cơ hội phát triển

 

Lãnh đạo các địa phương thống nhất, đồng tình cao; các ngành liên quan sẵn sàng hợp tác; các doanh nghiệp hài lòng vì tìm kiếm được nhiều cơ hội kinh doanh, dịch vụ… Đó là những thành công cơ bản nhất của Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ 8 vừa được tổ chức tại Hải Phòng.

Từ nền tảng được tạo dựng

 

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng nhận định: đây là hoạt động đối ngoại đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc sau chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam và đạt nhiều kết quả ngoài mong đợi. Quan trọng hơn, từ đây, cả 5 tỉnh, thành phố đều rộng mở nhiều cơ hội phát triển.

 

13 năm hợp tác, 7 phiên hội nghị được tổ chức luân phiên 2 năm/lần, 5 tỉnh, thành phố tạo dựng được một nền tảng khá vững chắc về các mối quan hệ hợp tác và kết nối vùng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trong đó, theo đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, vai trò quan trọng của thành phố Cảng Hải Phòng được khẳng định rõ ràng, nổi bật khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến đường- cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện hoàn thành, đưa vào sử dụng, kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội- Lào Cai tạo ra tuyến đường cao tốc xuyên suốt từ Lào Cai đến Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, rút ngắn thời gian hành trình từ hàng chục giờ xuống còn hơn 6 giờ. Thời gian tới, khi tuyến cao tốc Hải Phòng –Hạ Long hoàn thành vào đầu năm 2018, sẽ kết nối liên hoàn toàn tuyến đường bộ cao tốc xuyên suốt từ Côn Minh (Vân Nam) tới Hạ Long (Quảng Ninh), tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải hàng hoá và du lịch với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cùng với đó, cảng biển Hải Phòng được coi là một trong những điểm mấu chốt trong hợp tác phát triển 5 tỉnh, thành phố trong tuyến hành lang kinh tế Việt Nam- Trung Quốc. Cảng hàng không quốc tế Cát Bi được xây dựng sẵn sàng chào đón các tuyến bay quốc tế mới. 

 

Cat Bi plaza ky ket hop tac

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố lần thứ 8-2017.

 

Sự hợp tác về thương mại, đầu tư cũng khá nổi bật với các hoạt động hội chợ, hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư; kết nối, phát triển nhanh trong lĩnh vực du lịch của doanh nghiệp hai bên; giáo dục- đào tạo, y tế; tăng cường sự hợp tác về tiền tệ và nghiệp vụ bảo hiểm... Đến nay, có 8/11 ngân hàng thương mại của tỉnh Lào Cai ký kết thỏa thuận thanh toán biên mậu với 6 ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng của tỉnh Vân Nam. Hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thương mại hỗ trợ đắc lực cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

 

Nhiều cơ hội hợp tác hiệu quả cao

 

Từ nền tảng đó, lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố đều khẳng định: hội nghị lần thứ 8 là bước ngoặt quan trọng nâng quan hệ hợp tác lên tầm cao mới, chặt chẽ và hiệu quả cao hơn. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng nêu rõ, hợp tác giữa các địa phương Trung Quốc với các địa phương Việt Nam là một trong những lĩnh vực được ưu tiên, được tạo mọi điều kiện thuận lợi. Hành lang kinh tế của 5 tỉnh, thành phố với khoảng hơn 60 triệu dân hứa hẹn tiềm năng hợp tác rộng mở, mang lại hiệu quả thiết thực cho các bên. Ông tin tưởng, sau hội nghị này, các quan hệ hợp tác sẽ tiến những bước dài với thành tựu to lớn hơn.

 

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ cho rằng, hội nghị 5 tỉnh, thành phố là một trong những hoạt động thiết thực triển khai hiệu quả cao các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, nhất là kết quả đạt được trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua. Trong đó, có nội dung về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Thành công lớn nhất của hội nghị là xác định được các nội dung hợp tác trọng điểm cần ưu tiên thực hiện; đồng thời đề ra các biện pháp cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả cao các thỏa thuận. 

 

Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhấn mạnh: chủ đề “Thúc đẩy hợp tác, cùng nhau phát triển” được triển khai hiệu quả cao với sự đồng thuận, nhất trí cao của lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố. Từ đây, mở ra nhiều cơ hội hợp tác triển vọng trong thời gian tới về phát triển hạ tầng giao thông, logistics, thương mại, giáo dục, y tế, du lịch, tiền tệ và bảo hiểm…,  góp phần vào sự thịnh vượng chung của các tỉnh, thành phố và 2 quốc gia, các doanh nghiệp và người dân hai nước. Trong đó, kỳ vọng lớn nhất của thành phố Hải Phòng và Vân Nam (Trung Quốc) là đường bay kết nối giữa Hải Phòng với thành phố Côn Minh và có tuyến tàu hỏa cao tốc Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai và Côn Minh.

 

Nhiều doanh nghiệp tham dự cũng kỳ vọng vào kết quả hội nghị. Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng Lê Văn Tiến cho biết, các doanh nghiệp vận tải Hải Phòng phấn khởi bởi từ các thỏa thuận đạt được, triển vọng phát triển ngành vận tải rất sáng sủa. Ông Trần Trí, Phó giám đốc Công ty Xây dựng và đầu tư Vân Nam cho rằng,  sự trao đổi qua lại giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam tuy còn “khiêm tốn” nhưng các cấp chính quyền đang tạo điều kiện rất tốt. Ông tin rằng thị trường Việt Nam có sự phát triển lớn và doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều cơ hội. Còn theo Phó tổng giám đốc Công ty logistics Vân Nam Dương Bằng, sự  kết nối liên thông về giao thông vận tải đạt được từ hội nghị này, nhất là kết nối tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động logistics giữa hai bên phát triển mạnh mẽ hơn. Ông Châu Du Bản, Phó giám đốc Sở Giao thông- Vận tải Vân Nam khẳng định: việc mở tuyến đường cao tốc Vân Nam- Lào Cai- Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động thông thương, du lịch giữa Vân Nam và các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế.

 

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố lần thứ 8 mở ra nhiều cơ hội, vận hội mới, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi địa phương.

 

6 nội dung chủ yếu trong thỏa thuận hợp tác

 

Tại hội nghị hợp tác hành lang kinh tế lần thứ 8, các đồng chí lãnh đạo của 5 tỉnh, thành phố tiến hành trao đổi, thảo luận  thống nhất và ký biên bản về việc hợp tác trong thời gian tới với 6 nội dung chủ yếu: 

 

1- Về giao lưu trao đổi đoàn:

  - Thống nhất tiếp tục tích cực thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp, các ngành và doanh nghiệp. Không ngừng làm phong phú các nội dung hợp tác song phương và đa phương thiết thực, hiệu quả, mang tính khả thi cao. Tăng cường tham gia các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch và các lễ hội truyền thống do 5 tỉnh, thành phố tổ chức.

 

2- Về thúc đẩy kết nối giao thông:

- Cùng nhau nỗ lực thực hiện tốt các nhận thức chung đạt được và hiệp định Chính phủ hai nước đã ký. Đề nghị Chính phủ hai nước sớm cho phép nghiên cứu thúc đẩy mở tuyến vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ quốc tế Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- 5 tỉnh, thành phố thống nhất sớm báo cáo Chính phủ hai nước, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan triển khai các hạng mục kết nối giao thông, bao gồm: xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, kết nối tuyến đường sắt khổ lồng 1435mm/1000mm từ ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Bắc Hà Khẩu (Trung Quốc); cải tạo các tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội – Hải Phòng.

- Thống nhất nghiên cứu phát triển và xin phép Chính phủ hai nước cho mở tuyến đường hàng không vận chuyển hành khách và hàng hóa Cát Bi, Hải Phòng - Trường Thủy, Côn Minh và Vân Đồn, Quảng Ninh – Trường Thủy, Côn Minh.

-Thống nhất thảo luận, nghiên cứu thúc đẩy hạng mục mạng lưới điện 500 KV Việt - Trung.

 

3-  Về hợp tác thương mại, đầu tư:

- Ủng hộ các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư và triển lãm trong nước và quốc tế, tuyên truyền tiềm năng, ưu thế của các tỉnh, thành phố, thúc đẩy hợp tác đầu tư kinh tế thương mại, ủng hộ các doanh nghiệp của địa phương tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế. Giới thiệu các nhà đầu tư Vân Nam đến tìm hiểu và nghiên cứu cơ hội đầu tư tại các tỉnh trong hành lang kinh tế phía Việt Nam, tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi doanh nghiệp hai bên.

- Tăng cường kết nối chính sách mậu dịch, thực hiện chính sách ưu đãi trên các phương diện như: mậu dịch, tiện lợi hóa thông quan, thanh toán tiền tệ quốc tế… Phối hợp ngăn ngừa tình trạng thực phẩm không an toàn qua lại biên giới hai nước; tích cực triển khai hợp tác thương mại điện tử; nâng cấp các thiết bị phần cứng và cùng xây dựng “cửa khẩu điện tử”; thúc đẩy thực hiện thông quan tự động tại cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu.

 

4-  Về hợp tác giáo dục, y tế, du lịch:

- Về giáo dục: nghiên cứu, triển khai chương trình hợp tác về đào tạo trong lĩnh vực cần nguồn nhân lực chất lượng cao như: giáo dục, y tế, du lịch, dịch vụ, khoa học kỹ thuật...

- Về y tế: chú trọng giao lưu kỹ thuật chuyên ngành của các viện nghiên cứu, cơ quan phòng chống dịch bệnh hai bên và giáo dục sức khỏe của nhân dân 5 tỉnh thành phố và nhân dân biên giới; thực hiện việc phối hợp phòng, chống và khống chế các bệnh truyền nhiễm qua biên giới như HIV/AIDS... Phòng, chống có hiệu quả các bệnh truyền nhiễm đột phát cấp tính, các bệnh truyền nhiễm mới lây lan tại khu vực biên giới.

- Về du lịch:

+ Nhất trí đề nghị các bộ, ban ngành trung ương và địa phương hai nước nghiên cứu mở tuyến du lịch đường bộ, đường hàng không Côn Minh - Hải Phòng và ngược lại.

+ Tổ chức trao đổi các đoàn khảo sát để tuyên truyền quảng bá, khai thác các tuyến du lịch kết nối giữa hai quốc gia, hình thành các nhóm liên minh kích cầu để xây dựng các tua du lịch giữa Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lào Cai - Vân Nam có giá cạnh tranh và bảo đảm chất lượng.

 

5- Về tiền tệ và nghiệp vụ bảo hiểm:

-  Nhất trí ủng hộ các ngân hàng thương mại hai nước đẩy mạnh hợp tác về thanh toán theo Hiệp định Thương mại biên giới ký kết giữa Chính phủ hai nước; sử dụng đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới là ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc nhân dân tệ Trung Quốc.

 

6- Về phát triển ngành logistics qua biên giới:

- Thu hút các doanh nghiệp logistics có thực lực của hai bên hợp tác đầu tư kinh doanh kéo dài mạng lưới phục vụ logicstic qua biên giới.

- Phát triển hơn nữa thị trường vận tải bằng container trên hành lang kinh tế, xây dựng bãi tập kết container tại cửa khẩu Hà Khẩu, Lào Cai, kho bãi và trung tâm thông tin logistics…

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết